Chú thích Dương_Văn_Minh

  1. Đệ nhất Quân khu là một trong 4 Quân khu thời Quân đội Quốc gia thành lập từ 1 tháng 7 năm 1952, và là một trong 6 Quân khu dưới thời Đệ nhất Cộng hòa từ năm 1956 đến năm 1959. Kể từ ngày 1 tháng 3 năm 1959 được điều chỉnh trở thành Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật.
  2. Quân khu Thủ đô là một trong 6 Quân khu dưới thời Đệ nhất Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa) từ 26/10/1956 đến 1/6/1961. Sau đó được điều chỉnh thành Biệt khu Thủ đô trực thuộc Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật. Tướng Dương Văn Minh có hai lần chỉ huy đơn vị này:
    - Lần thứ nhất: Trung tá Chỉ huy trưởng Phân khu Sài Gòn-Chợ Lớn (1954) gồm Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Tây Ninh và hai Quận Cần Đước, Cần Giuộc (hai Quận này về sau trực thuộc tỉnh Long An).
    - Lần thứ hai: Trung tướng Tư lệnh Quân khu Thủ đô (1957-1958).
  3. Đệ ngũ Quân khu (Miền Tây Nam phần - Đồng bằng sông Cửu Long) là một trong 6 Quân khu thời Đệ nhất Cộng hòa. Ngày 1/6/1961 sáp nhập vào Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật. Ngày 1/1/1963, tái lập trở thành Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật.
  4. Có tài liệu cho rằng nơi sinh của tướng Dương Văn Minh có thể là Long An hoặc Vĩnh Long.
  5. Trường College de Mytho, sau được đổi tên thành trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu.
  6. Trường Collège Chasseloup-Labat, sau đổi tên thành trường Trung học Lê Quý Đôn.
  7. Sau này tướng Dương Văn Minh còn có thêm biệt danh "Minh Lớn" khi ông mang cấp Trung tướng là để phân biệt với tướng Trần Văn Minh cũng mang cấp Trung tướng cùng thời với ông và vị tướng này được gọi với biệt danh là "Minh Nhỏ".
  8. Sau Cách mạng tháng 8, ông tham gia Lực lượng Vũ trang chống Pháp tái chiếm Nam Bộ, còn gia đình ông tản cư về Chợ Đệm ở Tân An. Tuy nhiên các mặt trận nhanh chóng tan vỡ, ông cùng đơn vị rút khỏi Sài Gòn. Năm 1946, trong một lần về thăm nhà, do đơn vị rút đi bất ngờ, Dương Văn Minh bị kẹt lại chưa tìm được đơn vị thì bị quân Pháp bắt được. Ông bị giam chung cùng với ông Nguyễn Ngọc Thơ, sau đó bị những trận đòn của các viên chức cảnh sát Pháp đánh gãy hai chiếc răng cửa. Nhiều năm sau này ông vẫn không trồng răng giả để giữ kỷ niệm về những trận đòn này. Vì vậy nhiều bạn bè trong quân đội còn gọi ông là "Minh Sún".
  9. Ngay từ năm 1962, do nắm được những bất mãn của tướng Dương Văn Minh đối với Chính phủ Ngô Đình Diệm, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiều lần vận động sự ủng hộ của ông thông qua các tiếp xúc bí mật của người em trai là Dương Văn Nhựt, một sĩ quân Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bí mật trở vào Nam.
  10. Năm 1967, tướng Dương Văn Minh làm đơn xin về nước để tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 1967-1971 nhưng Quốc hội bác đơn vì không hợp lệ.
  11. Nguyễn Hữu Thái. Hồi ức "Dương Văn Minh và tôi" năm 2008.
  12. “Bút ký Nguyễn Hữu Hạnh - Kỳ cuối: Ngày lịch sử”
  13. 30/04/1975: Tổng thống Dương Văn Minh nói 'Theo Tây, Mỹ mãi chưa đủ sao giờ lại theo Tàu?
  14. 30/04/1975: Tổng thống Dương Văn Minh nói 'Theo Tây, Mỹ mãi chưa đủ sao giờ lại theo Tàu?
  15. VietnamNet, "Ba tôi luôn chủ trương hòa giải, hòa bình dân tộc". 09:52' 29/04/2007